Văn khấn cúng lễ ngày rằm đơn giản và chuẩn nhất

Phong tục cúng lễ ngày rằm đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Thế nhưng không phải ai cũng biết những bài văn khấn để thể hiện tình cảm với tổ tiên. Nếu vậy hãy cùng tham khảo bài Văn khấn cúng lễ ngày rằm qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ý nghĩa phong tục cúng ngày rằm

Ngày rằm hàng tháng (hay còn được gọi là ngày Vọng). Đây là ngày mặt trăng và trái đất gần như cùng nằm trên một đường thẳng. Theo các nhà nghiên cứu ngày rằm thường tạo ra một xung năng lượng đặc biệt. Đây được xem là nguồn năng lượng gây ra tác động xấu đến con người như tai nạn, bệnh tật… 

Theo quan niệm dân gian xưa ngày rằm là ngày ông bà tổ tiên, các vị thần về thăm con cháu. Nếu con cháu nếu không thắp hương cầu khấn là đắc tội với bề trên. Chính vì vậy nên thường gặp phải tai ương, hoạn nạn. Tuy nhiên nếu làm các vị hài lòng với hương hoa, lễ vật thì sẽ gặp may mắn và bình an.

Cũng theo dân gian truyền lại, mọi người vào ngày rằm thường xuyên gặp chuyện không may. Từ đó, quan niệm về việc cúng lễ ngày rằm ra đời. Đây là hoạt động để cầu cho tai qua nạn khỏi gia đình yên ấm, hạnh phúc. Và quan niệm đó trở thành một phong tục, tập quán không thể thiếu của người dân Việt Nam.

Các món lễ vật thường dùng để cúng ngày rằm

Thông thường mỗi gia đình sẽ có cách chuẩn bị lễ vật cúng Rằm khác nhau. Tuy nhiên, một số món lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Rằm có thể kể đến như sau:

Hoa quả cúng rằm là cần chọn những loại quả tươi ngon nhất. Lưu ý bạn không nên thờ cúng gia tiên bằng quả vú sữa và quả măng cụt. Bởi theo quan niệm dân gian tên gọi của loại trái quả này không được đẹp. Khi cúng rằm các loại quả này sẽ dễ gặp xui xẻo, tai họa.

Bạn không nên dùng nước để rửa hoa quả trước khi thắp hương. Thấy vào đó bạn nên dùng khăn sạch để lau hoa quả nhằm tránh làm mất đi tài lộc. Trầu cau nên chọn trái cau tươi có đủ cuống và râu cau. 

Tùy vào từng gia đình mà các món trong mâm cơm cúng ngày rằm có thể khác nhau. Tuy nhiên gia chủ cần chú ý đến sự hài hòa của mâm cơm. Trong mâm cơm cúng ngày rằm nên có các món ăn màu đỏ thể hiện cho hành Hỏa. Màu xanh thể hiện cho hành Mộc, màu trắng thể hiện cho hành Thủy,. Màu đen thể hiện cho hành Thổ và màu vàng thể hiện mệnh hành Kim.

Văn khấn cúng lễ ngày rằm đơn giản và chuẩn nhất

Văn khấn cúng lễ ngày rằm là điều mà bất cứ ai cũng  quan tâm. Thông thường gia chủ sẽ thắp hương sau đó đọc bài văn cúng. Theo quan niệm dân gian khi thắp hương, gia chủ cần thắp theo số lẻ bởi lý do số lẻ. Đây là con số tượng trưng cho phần âm. Chính vì vậy  gia chủ có thể tùy ý lựa chọn 1, 3, 5,7, 9 nén hương cho mỗi bát nhang.

Sau khi cắm nhang, gia chủ cần chắp 2 tay để thể hiện lòng thành kính. Sau đó đọc bài văn khấn để thể hiện lòng thành kính. Dưới đây là mẫu bài văn khấn cũng lễ ngày rằm mà các bạn nên tham khảo.

Văn khấn cúng lễ ngày rằm
Văn khấn cúng lễ ngày rằm

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu thêm về bài văn khấn cúng lễ ngày rằm. Ngoài ra, chúng tôi cũng có 1 bài viết chi tiết về văn khấn cúng lễ mồng 1. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin nào quý khách vui lòng liên hệ Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Toàn Cầu  qua số hotline 0932.95.88.33 hoặc qua địa chỉ email: dinhduc.lhv@gmail.com để biết thêm thông tin chi tiết.

Đinh Đức

Đinh Đức

Leave a Replay

NHẬN TƯ VẤN NGAY