Phong tục cúng giao thừa và bài văn cúng giao thừa đầy đủ nhất

văn cúng giao thừa

Nghi thức cúng đêm giao thừa đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Trong đó bài văn cúng trong đêm giao thừa cũng là yếu tố được mọi người đặc biệt quan tâm. Để tìm hiểu bài văn cúng giao thừa đầy đủ và chi tiết nhất hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cúng giao thừa là gì?

Cúng giao thừa hay còn có tên gọi khác là lễ cúng trừ tịch, lễ giao thừa. Đây là lễ cúng được thực hiện đúng vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Tại nhiều địa phương, lễ cúng giao thừa được thực hiện vào giờ Tý. Đây chính là khoảnh khắc giao thoa giữa một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

văn cúng giao thừa

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng giao thừa?

Theo quan niệm dân gian xưa, có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời. Đây chính là tượng trưng cho 12 con giáp từ Tí đến Hợi, luân phiên nhau trông coi công việc dưới hạ giới. 

Vào đúng lúc nửa đêm khi mà quan Hành khiển cũ và quan Hành khiển mới bàn giao công việc. Thời khắc này nhà nhà đều thực hiện lễ cúng để mong các vị Hành khiển có thể tâu Ngọc Hoàng những lời tốt đẹp.

Đây cũng chính là nguồn gốc cho lễ dâng hương cúng thần linh vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới. Với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” nhằm tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới đến cùng những điều tốt lành trong năm mới. Đồng thời cầu xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới thái bình, hạnh phúc.

văn cúng giao thừa

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà

Mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà là mâm cỗ mang ý nghĩa cầu chúc cho một năm an lành, hạnh phúc trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Thông thường, lễ cúng giao thừa sẽ được tiến hành vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết. Tuy nhiên một số gia đình có thể làm lễ cúng sớm hơn để có thời gian dành cho các hoạt động khác.

Đối với người miền Bắc, mâm cỗ mặn cúng giao thừa được chuẩn bị rất công phu và bài bản. Thông thường trên mâm cỗ sẽ có 4 bát, 4 đĩa. Mâm cỗ lớn hơn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc có thể là 8 bát, 8 đĩa… Cũng có nhà chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng trông rất đẹp mắt.

Đối với người miền Trung tâm cúng giao thừa thường có những đồ vật như bánh chưng, bánh tét, giò lụa, thịt heo luộc, gà luộc…

Đối với người miền Nam mâm cúng giao thừa hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt….

Đối với tất cả vùng miền thì khi cúng giao thừa tất cả thành viên trong đây gia đình cần phải trang nghiêm, chỉn chu trước bàn thờ. Sau đó khấn tổ tiên để xin được phù hộ trong năm mới thật hạnh phúc và bình an. Đồng thời đây cũng là mâm cỗ mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng gia đình.

Văn cúng giao thừa đầy đủ và chi tiết nhất

Dưới đây là bài văn cúng giao thừa đầy đủ và chi tiết nhất mà các bạn có thể tham khảo để có một lễ cúng giao thừa trọn vẹn nhất.

Trên đây là một số chia sẻ của Lạc Hồng Viên về phong tục cúng giao thừa cũng như bài văn cúng giao thừa đầy đủ nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chuẩn bị cho một lễ cúng năm mới hoàn hảo nhất. Bạn cũng có thể xem thêm về văn khấn mùng 1 TẠI ĐÂY.

Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về đất tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên hãy liên hệ ngay với Công ty Xây dựng và Thương mại Toàn Cầu  qua số hotline 0932.95.88.33 hoặc qua địa chỉ email: dinhduc.lhv@gmail.com để được tư vấn cụ thể nhất.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *