Tảo mộ là hoạt động đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Để tìm hiểu thêm những thông tin liên quan về phong tục tảo mộ ngày Tết hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Tảo mộ ngày Tết là gì?
Tảo mộ ngày Tết là một trong những hoạt động nhằm thể hiện phong tục uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam. Tảo mộ giúp nhắc nhở con cháu về sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Không những vậy, tảo mộ còn là hoạt động mang đậm tính dòng tộc rõ nét.
Tại Việt Nam, những dòng tộc lớn thường quy định rất cụ thể ngày tảo mộ. Tảo mộ là hoạt động rất quan trọng và thường ghi trong gia phả của dòng tộc, để nhắc nhớ con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện việc làm đang dang dở của ông cha.
Tảo mộ vào những ngày nào?
Nghi thức tảo mộ được thực hiện hằng năm từ khoảng 20 tháng chạp đến chiều 30 Tết, Trong quan niệm của người Việt, khi năm mới đến, mọi thứ đều phải được sửa sang tươm tất ngay cả với những người đã khuất.
Việc đến thăm viếng phần mộ tổ tiên những ngày cận tết cũng là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền. Đây chính là một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc đã trở thành truyền thống.
Chính vì vậy, theo sau phong tục này chúng ta có tục rước ông bà về vào trưa ngày 30 âm lịch. Cùng với đó là lễ đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 Tết. Lưu ý khoảng thời gian đưa tiễn ông bà còn tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Chuẩn bị mâm cỗ cho lễ tảo mộ ngày Tết
Mâm lễ tảo mộ mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ chay hoặc lễ mặn tùy ý. Tuy nhiên theo quan niệm hiện nay, người ta thường chọn lễ chay để tránh sát sinh để mong người đã khuất có thể sớm siêu thoát. Dù là lễ chay hay mặn thì vẫn có những lễ vật không thể thiếu như: Đèn, chè, rượu, nước trong, tiền vàng, trầu cau, hương và hoa quả.
Đối với lễ chay, gia đình ần chuẩn bị thêm bánh trái, gạo, muối, bỏng, chén mật, xôi chè, bơ. Lễ mặn thì nên chuẩn bị thêm chân giò, gà luộc, rượu thịt hoặc khoanh giò.
Trước khi vào lễ, gia chủ cần thắp hương và khấn vái theo bài cúng đi tảo mộ. Trong lúc đợi hương tàn, con cháu bắt tay vào dọn dẹp, tu sửa cho mộ phần trang trang và sạch đẹp hơn. Khi hương cháy đến hơn 2/3 tức là phần lễ đã xong, lúc này gia chủ tiến hành hóa vàng và có thể xin lộc về sau đó làm lễ cúng gia tiên ở nhà.
Nếu làm lễ tảo mộ tại nhà, trước khi vào lễ gia chủ cần dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Tại đây, gia đình có thể tự chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên. Tùy theo hoàn cảnh từng gia đình mà mâm cơm cũng tảo mộ có thể khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng là mọi người chuẩn bị với một tâm thành kính.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc tảo mộ ngày Tết. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn một số lưu ý khi tảo mộ gắn với phong tục người Việt.
Nếu quý khách ở xa và không có điều kiện chăm sóc mộ phần cho ông bà vào những ngày giáp Tết thì việc lựa chọn địa điểm chôn cất tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên là rất hợp lý. Tại Lạc Hồng Viên luôn có đội ngũ chăm sóc, thắp hương mộ phần vào tất cả các ngày rằm hay lễ tết. Nếu quý khách có nhu cầu mua đất tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên hãy liên hệ ngay với Công ty Xây dựng và Thương mại Toàn Cầu qua số hotline 0932.95.88.33 hoặc qua địa chỉ email: dinhduc.lhv@gmail.com để được tư vấn cụ thể nhất.