Sự tích ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu bạn nên biết

Vào ngày rằm tháng bảy âm lịch hàng năm, người dân Việt Nam từ lâu đã hình thành truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, dành thời gian để tưởng nhớ về tổ tiên và cha mẹ. Lễ Vu Lan, ngày lễ báo hiếu, theo tín ngưỡng dân gian, đây cũng là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho vong nhân hay còn gọi là ngày “ Xá tội vong nhân”. Nguồn gốc của ngày lễ này xuất phát từ sự tích Phật giáo.

Sự tích ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Chuyện kể rằng thuở xa xưa về trước, có một vị tu sĩ khác đạo tên Mục Kiền Liên gọi tắt là Mục Liên, sau khi quy y cửa Phật, Ngài đã tu thành chính quả A La Hán, trở thành một trong 10 vị đệ tử xuất chúng của Đức Phật và là vị Bồ tát lúc bấy giờ.

Nỗi nhớ mẫu thân đã mất là bà Thanh Đề vẫn không ngừng nguôi ngoai. Sau khi dùng mắt nhãn tìm kiếm  khắp nơi, liền thấy mẹ mình sanh vào làm quỷ đói ở địa ngục A Tỳ, do gieo nhiều nghiệp ác nên bà Thanh Đề bị đoạ địa ngục chịu khổ cực vô cùng. Đau lòng thương xót mẹ bị tra tấn khiến toàn thân vô cùng tiều tuỵ, đói khát, Ngài đã dung sức thần của mình xuống cõi ngạ quỷ để dâng bát cơm đầy cho mẹ. Nhưng vì bà Thanh Đề còn quá nặng ác nghiệp và tham lam, đã dùng một tay che cơm của mình để các cô hồn khác không tranh cướp, nên mỗi miếng cơm bà bốc lên đều biến thành lửa không thể nuốt nổi. Hết cách, vị tôn giả ấy âu sầu quay về mà bạch Phật.

su-tich-vu-lan-bao-hieu

Sự tích ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu bắt nguồn từ phật giáo

Đức Phật nghe xong liền dùng sức uy thần dạy bảo rằng “ Dù ông có thần thông quảng đại như thế nào cũng không đủ sức cứu được mẹ ông, chỉ có một cách là nhờ sự hợp lực của chư Tăng khắp nơi, sau 3 tháng an cư kiết hạ cùng tập trung chú nguyện mới có thể chuyển hoá được nghiệp lực giúp mẹ ông thoát khỏi cảnh khổ”

Ngài Mục Liên nghe xong tin nhận, đỉnh lễ rồi lui về làm theo lời Đức Phật căn dặn, cung thỉnh chư Tăng khắp cả mười phương, đặc biệt là những ngài đã được bốn quả thánh hoặc đạt đủ sáu phép thần thông, rồi sắm sửa cúng lễ vào ngày mười nhăm tháng bảy âm lịch. Nhờ sức Thánh Tăng và oai thần Tam Bảo, vong linh mẹ của ông đã được giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ sau đó được sanh về cảnh giới lành. Vị tôn giả cùng chư Tăng trong mười phương cùng tỏ dạ vui mừng. Đức Phật cũng dạy rằng : “ Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì nên dùng cách này (Vu Lan Bồn Pháp)”. Lễ Vu Lan Báo Hiếu cũng từ đó mà ra.

Những điều nên làm trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

Lễ Vu Lan ra đời với ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa công ơn của đấng sinh thành, tổ tiên, đề cao chữ hiếu. Gìn giữ truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Vào dịp này, mọi người thường cúng dường, bố thí, phóng sinh, làm những điều lành để hồi hướng công đức về tiên tổ và cha mẹ. Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, thường có nghi thức “Bông hồng cài áo”, tức là cài bông hồng cho những người còn mẹ để nhắc nhở cố gắng hiếu kính, lễ phép với cha mẹ và bông trắng cho ai mất mẹ, để nhắc nhở về lòng hiếu thảo để tưởng nhớ không bao giờ quên ơn cha mẹ. Nghi thức do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962.

bong-hong-cai-ao-vu-lan

Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu

vu-lan-bao-hieu-2022

Ngày lễ này cũng trùng hợp với lễ Xá tội vong nhân nên nhiều người có suy nghĩ nhầm lẫn về hai ngày lễ này. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lễ Vũ Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, còn lễ Xá tội vong nhân là để cúng cho những vong hồn vất vưởng, không nơi nương tựa, không người thờ cúng được siêu thoát, xá tội. Dù vậy, hai ngày lễ này đều mang một ý nghĩa chung là báo hiếu và làm phước và cũng để nhắc nhở cho mọi người làm nhiều việc thiện để gieo nhân lành.

Xem Thêm Các Bài Viết :

  1. Công Viên Nghĩa Trang Lớn Nhất Việt Nam ở đâu?
  2. Lễ Vu Lan trong ngôi chùa cổ tại Miền Bắc
  3. Bốc mộ vào thời gian nào trong năm?
Đinh Đức

Đinh Đức

Leave a Replay

NHẬN TƯ VẤN NGAY