Văn khấn cúng giao thừa trong nhà.
Lễ cúng giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở cả trong nhà và ngoài trời.
Khởi thủy mỗi năm đều có bắt đầu và kết thúc. Và giao thừa chính là thừa điểm bắt đầu một năm mới. Vậy làm cách nào để bắt đầu một năm mới có thể cầu được nhiều may mắn, tài lộc và thành công? Hãy tham khảo bài văn khấn giao thừa dưới đây của Nghĩa trang Lạc Hồng Viên để cầu một năm mới bình an mạnh khỏe nhé!
Lễ cúng Tất niên được thực hiện vào những ngày cuối năm. Thường là chiều 30 Tết. Trong lễ cúng này, mọi người gia chủ sẽ thực hiện đầy đủ các quy trình của lễ Tất niên gồm: sắm lễ, bày lễ, đọc văn khấn tất niên và gia định quây quần bên nhau ăn bữa cơm đoàn tụ ngày cuối năm. Tiếp đó đến đêm 30, rạng sáng ngày mùng 1 âm lịch, gia chủ làm lễ giao thừa chào đón năm mới.
Quy trình cúng giao thừa
Đầu tiên sắp đầy đủ một mâm lễ cúng giao thừa được trình bày gọn gàng với tất cả lòng thành của gia chủ đối với tổ tiên và các vị thần. Đối với việc cúng giao thừa trong nhà bạn có thể đặt lễ trên ban thờ, hoặc trên một chiếc bàn nhỏ ngay dưới ban thờ. Còn cúng giao thừa ngoài trời thì đặt lễ trên một chiếc bàn nhỏ ở ngoài trước cửa ra vào.
Đến đúng khoảng khắc chuyển giao năm cũ và năm mới thì thắp hương, thắp nến (đèn) và đọc văn khấn giao thừa ngoài trời. Sau khi cúng xong gia chủ khấn Thổ công- vị thần cai quản trong nhà và xin phép cho tổ tiên về ăn tết cùng gia đình. Phong tục cúng giao thừa của người Nam Bộ thì Thổ Công thay thế bằng Ông Địa (bàn thờ Ông Địa được đặt trên mặt đất). Khấn xong Ông Địa thì coi như Tết đã thực sự về với gia đình của gia chủ. Lưu ý, sắm lễ vật cúng giao thừa trong nhà cũng tương tự như cúng ngoài trời nhưng phải bỏ mũ chuồn.
Văn khấn Giao thừa trong nhà
– Nam mô A-di-đà Phật
– Nam mô A-di-đà Phật
– Nam mô A-di-đà Phật
– Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
– Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
– Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
– Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút Giao thừa năm cũ … với năm mới …
Chúng con là :………………………………….…………………………….………sinh năm: ………….
Hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 65 tuổi )
Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố …………………………………….., xã/phường………………………….…., quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố ……………………………………………………………
Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
Nam mô A-di-đà Phật ( lạy)
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)
Nên cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Cúng giao thừa dù là trong nhà hay ngoài trời là thời điểm thiêng liêng mà mỗi gia đình đều thực hiện vào đêm 30 Tết. Giao thừa là thời khắc được chờ đợi nhất trong năm, đó không chỉ đơn giản chỉ là thời điểm tiễn năm cũ, đón năm mới mà đây còn là lúc mọi người cầu sự bình an, may mắn, thịnh vượng và xua đi những khó khăn, đen đủi trong một năm sắp tới.
Dẫu vậy, cúng giao thừa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết, nhiều người cho rằng đến thời điểm giao thừa (12 giờ đêm hay còn gọi là 0 giờ 30 Tết) thì gia đình thắp hương cầu cúng mong muốn những điều tốt lành sẽ đến trong một năm là xong. Nhưng thực tế, theo đúng phong tục thì quan niệm cúng giao thừa như vậy còn thiếu rất nhiều nghi lễ.
Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết.