“Thanh minh trong Tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

 

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người dân Việt Nam. Con người ai cũng có ông bà, tổ tiên, cha mẹ sinh thành và dưỡng dục, ngày Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, là dịp để con cháu về tảo mộ, thắp hương cho ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Thanh minh năm nay diễn ra trong vòng 15 ngày, (từ ngày 20/2 đến ngày 5/3 âm lịch), rất nhiều người dù bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn nhớ về những người đã khuất, và cùng tụ hội dâng nén hương đến ông bà tổ tiên. 

 

Nhân dịp Tiết Thanh minh, dịp cuối tuần vừa qua, rất nhiều gia đình đã tề tựu đông đủ để tảo mộ, dâng nén hương và lễ vật lên tổ tiên ông bà

 

Anh Hào (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, nhân dịp Thanh minh, đại gia đình anh tập trung về dâng nén hương lên người cha đã mất của anh. Anh Hào cũng cho biết, việc anh đưa các cháu đi cùng, vừa là thăm mộ tổ tiên, vừa là dạy cho các cháu bài học về uống nước nhớ nguồn

 

Không chỉ riêng gia đình anh Hào, rất nhiều các gia đình khác cũng sửa soạn đồ lễ về tảo mộ Tiết thanh minh người thân tại Lạc Hồng Viên

Cũng nhân dịp Tết Thanh minh, tại Chùa Kim Sơn Lạc Hồng nằm trong khuôn viên Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, nhà chùa cũng long trọng tổ chức buổi Lễ Thanh minh và cầu siêu cho các chân linh an nghỉ tại nơi đây

 

Buổi lễ cầu siêu nhân dịp Tết Thanh minh tại Chùa Kim Sơn Lạc Hồng

 

“Tết Thanh minh không phải Tết chính nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa về cuội nguồn, gợi nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Nhân ngày này con cháu có dịp tụ hội, quây quần về cùng nhau tới các phần mộ của các thân nhân của mình để tảo mộ”, Đại đức Thích Trí Thịnh – Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng chia sẻ.